Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và tổng kết cuộc thi xây dựng môi trường giáo dục lấy làm trung tâm năm học 2017-2018

 

Thực hiện Kế hoạch số 92/KH-SGDĐT ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”; Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành xây dựng Kế hoạch số 1585/KH-PGDĐT ngày 29  tháng 11 năm 2017 Kế hoạch tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non” kịp thời triển khai đến các đơn vị thực hiện.

IMG_20180501_185631

Ngày 27/4/2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tổng kết đánh giá kết quả Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non năm học 2017-2018

Các trường chưa chủ động lưu trữ tư liệu, tài liệu mặc dù đã hướng dẫn ngay từ đầu năm học (tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 141/KH-PGDĐT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020) và được lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên nhắc nhở trong các cuộc họp chuyên môn hàng tháng, để có những hình ảnh, video đầy đủ nội dung theo Kế hoạch số 92/KH-SGDĐT ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Sở GDĐT về việc tổ chức Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”, cho nên có đơn vị không thể khắc phục theo góp ý để gửi sản phẩm dự thi cấp tỉnh.

Đây là năm đầu tiên tổ chức cuộc thi, các đơn vị chưa nắm hết những nội dung cần chuẩn bị và cách thức dự thi như thế nào là đúng nhất nên việc chuẩn bị một vài nội dung cho việc ghi hình chưa lô gic, hình ảnh trong đoạn video chưa phong phú và chưa đầy đủ các hoạt động. Nội dung thuyết minh chưa thể hiện rõ về việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” hoặc chỉ thể hiện được nội dung “Xây dựng môi trường vật chất bên trong và bên ngoài lớp học” chưa làm nổi bật việc cho trẻ thực hành khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục đó; kết thúc video đột ngột, không có lời kết; hình ảnh và âm thanh không đồng bộ, chưa phù hợp (to, nhỏ, không rõ…), các đoạn video có hình ảnh chưa đẹp, thiếu ánh sáng, giọng nói chưa rõ, lúc to lúc nhỏ, âm thanh ảnh hưởng từ bên ngoài có lẫn tạp âm…. Có đơn vị chỉ gửi khoảng 8-10 hình ảnh về hoạt động của cô và trẻ, hình ảnh bên ngoài cổng trường nhưng không rõ nội dung và không cân đối hình (hình bị nhòe,…) (MG An Hòa).

IMG_20180501_185639

Bên cạnh đó, còn một vài đơn vị cơ sở vật chất xuống cấp, không có sân chơi nên chưa thiết kế được môi trường bên ngoài. Vì thế, môi trường bên ngoài chưa thật sự thu hút trẻ.

Các đơn vị chủ yếu cho trẻ hoạt động với các đồ dùng, đồ chơi có sẵn (chơi với các đồ chơi ngoài trời được cấp, mua sẵn…). Chưa chú trọng cơ hội trãi nghiệm, phát triển vận động, phát triển thể chất cho trẻ.         

Đa số các trường chưa trang bị thảm an toàn bên dưới đồ chơi ngoài trời (đối với đồ chơi được bố trí trên nền đal) như cầu tuột, thang leo…

Hình ảnh trang trí sắp xếp chưa theo hướng mở: dán cố định vào tường không di chuyển được, cao so với tầm mắt trẻ, khu vực kính của nhà vệ sinh là nơi để giáo viên quan sát trẻ cũng được các cô dán tranh ảnh che khuất tầm nhìn, tranh tuyên truyền lại bố trí trong lớp…

Giáo viên chưa chú ý quan sát, hướng dẫn trẻ kỹ năng chơi khi tổ chức cho trẻ chơi (chơi không có mục đích, ý nghĩa như: trò chơi đo – lường, chơi phân vai…

Bố trí góc thiên nhiên chưa phù hợp (nhà trường có khu vườn rau, có vườn thực vật để cho trẻ chăm sóc lại bố trí thêm trước hiên lớp học của góc thiên nhiên; tạo thêm việc cho giáo viên và gây mất an toàn cho trẻ.

Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng nhìn chung Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các trường mầm non, mẫu giáo” năm học 2017-2018 thực hiện đúng theo kế hoạch, các đơn vị đều tham gia đầy đủ.

Cuộc thi nâng cao được nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, lớp; đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt  động cho trẻ học bằng chhơi, bằng trãi nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động cho trẻ trong các trường mầm non, mẫu giáo.

Thúy Hằng