Huyện Tam Nông tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

Thực hiện Công văn số 1333/SGDĐT-GDMN ngày 04 tháng 10 năm 2019 về việc hướng dẫn tổng kết 05 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”,

Ngày 27 tháng 5 năm 2020, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Nông tổ chức  tổng kết 5 năm triển khai thực hiện chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2020.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, qua 5 năm triển thực hiện chuyên đề với 16 trường mầm non, mẫu giáo và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn huyện Tam Nông đã giúp đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, Phòng Giáo dục và ào tạo đánh giá chung các đơn vị đã thực hiện được các nội dung như:

Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh; Giáo viên gương mẫu trong hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ đối với trẻ và những người khác, luôn mẫu mực để trẻ noi theo; Tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế; Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.

Góc hoạt động dưới chân cầu thang

Góc hoạt động dưới chân cầu thang

Tận dụng góc học tập trên vách lớp

Tận dụng góc học tập trên vách lớp

Tận dụng môi trường bên ngoài cho trẻ khám phá

Tận dụng môi trường bên ngoài cho trẻ khám phá

– Trong tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên có phối hợp các phương pháp để tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”; Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình; giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ cho trẻ đúng lúc.

h5

– Đánh giá sự phát triển của trẻ: giáo viên đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục (KHGD), điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp; luôn tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về cách thức và tốc độ học tập và phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ

– Nhà trường luôn tạo mối quan hệ hợp tác, chia sẻ cùng cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.

Hội nghị tổng kết 5 năm lần này, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Nông khen thưởng 08 đơn vị và 16 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020.