Kinh nghiệm 1: Mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học nên có một “phổ” khá rộng tùy theo các loại hình và năng lực của các cơ sở đó.
Trên thế giới, hệ đại học Anh Mỹ có mức độ tự chủ đại học cao nhất (sau đó là đến hệ đại học châu Âu và đại học châu Á có mức độ tự chủ thấp nhất, trừ trường hợp của Singapore).
Tuy vậy, ở Mỹ, mức độ tự chủ đại học cũng có một phổ khá rộng, từ mức nhà nước chỉ giám sát (state supervising) ở các đại học nghiên cứu cho đến mức nhà nước kiểm soát (state control) ở các cao đẳng cộng đồng.
Giáo sư Phạm Phụ (Ảnh: Thùy Linh) |
Ở Việt Nam, cơ sở đại học rất đa dạng về chủ sở hữu, về năng lực và đặc điểm. Vì vậy nhà nước cần có nhiều mức độ tự chủ khác nhau cho các cơ sở giáo dục đại học khác nhau.
Kinh nghiệm 2: Có đến 7 nội dung trong tự chủ đại học và thường nhà nước cũng can thiệp với mức độ khác nhau trong các nội dung đó.
Có đến 7 nội dung trong tự chủ đại học:
Một là, nghiên cứu và công bố (R&Pu);
Hai là, nhân sự (Staff);
Ba là, chương trình giảng dạy (C&T);
Bốn là, chuẩn mực học thuật (Ac.S);
Năm là, sinh viên (Stud);
Sáu là, quản trị trường (Gov)
Bảy là, hành chính và tài chính (A&F).
Trong đó, thường nhà nước cần can thiệp nhiều nhất vào nội dung A&F và Ac.S, như số lượng sinh viên, mức học phí, đóng cửa và sát nhập, kiểm định chất lượng, công nhận Accreditation, kiểm toán tài chính.