Chăm sóc cho trẻ mùa nắng nóng.

Đây là một mùa “tựu trường” rất đặc biệt với học sinh khi đi học vào mùa hè. Trẻ đi học lại sau thời gian nghỉ dài vì dịch bệnh, phụ huynh bắt đầu lo lắng khi lâu nay con ở nhà được chăm rất kỹ, ăn theo sở thích. Thời tiết vào hạ thực sự nắng nóng, có hôm ít nhất từ 340C đến trên 350C… Tình trạng thời tiết khắc nghiệt thế này cực kỳ nguy hiểm cho trẻ em, đây cũng chính là thời điểm các loại bệnh như rôm sảy, sốt virus, bệnh đường hô hấp đặc biệt các loại bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp đua nhau bùng phát.

Mùa hè thời tiết khô nóng, dễ có cảm giác mệt mỏi và ăn không ngon miệng. Mặt khác, mồ hôi toát ra nhiều sẽ làm cơ thể mất một lượng nước và khoáng chất đáng kể. Đặc biệt là trẻ khi đến trường thường hiếu động, chạy nhảy nhiều, da của trẻ nhỏ lại mỏng manh và có nhiều mạch máu, mà khả năng điều hòa giữ nhiệt của trẻ lại chưa hoàn chỉnh như ở người lớn, vì vậy trẻ dễ mất nước qua da và qua đường hô hấp. Do vậy, chú ý bù nước và chất khoáng là ưu tiên hàng đầu trong mùa nắng nóng.

Vậy phụ huynh nên lưu ý chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ an toàn khi đến trường?

1. Chú ý đến chế dinh dưỡng của trẻ

Trong mùa nóng, các bậc cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống vệ sinh, đủ dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, uống đủ nước, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh khi pha chế sữa cho bé, khi chế biến thực phẩm, tuyệt đối không được cho trẻ ăn thức ăn đã bị ôi thiu, rau sống, các loại hoa quả xanh. Chọn thực phẩm tươi ngon đảm bảo sức khỏe cho bé.

bc

2. Chăm sóc trẻ cẩn thận

Hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, đeo khẩu cho trẻ trang mỗi khi ra đường, nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ 3 lần/ngày bằng dung dịch natri clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt.

3. Không để trẻ chơi dưới trời nắng

Mỗi khi cần đi ra nắng hoặc đi học phải cho trẻ đội mũ, nón rộng vành, hoặc cho trẻ mặc thêm áo chống nắng, lưu ý lúc trẻ ở nhà hay ở trường cũng phải cho trẻ uống đủ nước. Nếu thời tiết quá nóng thì tốt nhất nên cho trẻ chơi ở trong nhà.

4. Khi dùng điều hòa

Nếu nhà cha mẹ trẻ có điều hòa thì nên đặt ở mức nhiệt từ 26-280C. Các bậc phụ huynh cần chú ý, để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, vào mùa nóng, tốt nhất không nên để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Không nên để trẻ chạy ra vào phòng liên tục, khi đã ở trong phòng điều hòa, bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị đổ bệnh.

Tùy theo độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên bật quạt vừa phải, nên cho quạt quay xung quanh nhà. Đối với trẻ sơ sinh thì nên để quạt ra xa một chút, cách 2m trở lên, và chú ý là bật số nhỏ nhất, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt. Khi định cho trẻ ra ngoài phòng lạnh, không nên đi ra ngay, mà nên từ từ mở rộng cửa, đợi 3-5 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài).

5. Nhà ở phải khô ráo, sạch sẽ và đủ ánh sáng

Hàng ngày, phải thường xuyên lau dọn nhà cửa, các đồ vật, đặc biệt là đồ chơi của trẻ cần được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ để tránh sự phát triển ruồi, muỗi , côn trùng…mầm mống của bệnh tật. Nhớ cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ để khỏi bị khô họng. Nên để một chậu nước ở trong phòng hoặc thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ẩm để tránh cho trẻ (và cả người lớn) khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt.

6. Chọn quần áo phù hợp để bảo vệ trẻ trong thời tiết nắng nóng

Quần áo thích hợp nhất với trẻ là quần áo có chất liệu vải nhẹ, rộng và được làm bằng sợi cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt so với các loại sợi tổng hợp khác. Ở trong nhà ba, mẹ có thể cho bé mặc trang phục giúp bé thoải mái nhất như quần áo cộc hay body cộc. Tuy nhiên, khi ra đường cha, mẹ nên mặc áo dài cùng với đội mũ để tránh tia cực tím từ mặt trời.

bb

7. Theo dõi sát sao khi trẻ bị sốt

Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,50C thì cần phải hạ sốt ngay cho bé bằng cách nới rộng quần áo, lau mát bằng nước ấm, cho uống thuốc hạ sốt (paracetamol), rồi cho bé đi khám bác sĩ nhi ngay.

Thời tiết nóng nắng, nhiệt độ thay đổi liên tục là nguyên nhân chính khiến sức đề kháng của trẻ kém đi, dễ bị các bệnh sốt virus và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý dành thêm thời gian để chăm sóc con trong những ngày nóng này.

Mùa nắng nóng, ngoài dinh dưỡng điều gì cần thiết cho trẻ vào mùa nắng nóng, chế độ ăn uống của trẻ ngoài việc phải đảm bảo ăn đa dạng, cân đối và đủ chất thì cần quan tâm thêm các yếu tố như giấc ngủ, lượng nước…Vì vậy, chế độ ăn uống của trẻ ngoài việc phải đảm bảo ăn đa dạng, cân đối và đủ chất thì cần quan tâm thêm các yếu tố như:

– Tăng cường bổ sung nước và các thực phẩm nhiều nước

Trẻ nhỏ thường hiếu động nên thường mất nhiều mồ hôi, nhưng con lại mãi chơi quên uống nước, gây thiếu nước. Vì vậy, mẹ cần chú ý nước “châm” nước thường xuyên bằng nhiều cách, hay nhắc con uống nước nhiều lần trong ngày.

Nên chọn nước lọc, nước rau má, nước sâm mát (không đường) hay các loại nước trái cây rau củ ép tự nhiên không thêm đường, kể cả sữa, sữa chua để bổ sung nước. Song song với việc uống, khi trẻ có nhiều răng, cần cho bé ăn thường xuyên trực tiếp các loại trái cây nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam, quýt, lê, táo, thanh long, mận, dâu… hay các món canh, súp, cháo… với nhiều loại rau lá và rau củ.

Các loại trái cây và nước ép trái cây, rau xanh và nước ép rau củ, ngoài việc cung cấp nhiều nước giúp thanh nhiệt, còn cung cấp cho trẻ nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ phòng chống bệnh. Nên tập cho trẻ ăn luôn cả xác rau củ quả hoặc xay sinh tố thay vì chỉ ép lấy nước để bổ sung thêm chất xơ cho con, giúp con tránh được táo bón.

Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi, trẻ sẽ vừa mất nước, vừa mất điện giải nên mẹ cũng có thể thêm tí xíu muối ăn vào nước cam, chanh hay nước ép để bổ sung thêm điện giải cho con.

– Tăng các thực phẩm có lợi cho sức đề kháng và giấc ngủ

Các thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, sò, hàu, hến, đậu đỗ… nếu được hãy cho trẻ ăn hết cả xác sẽ cung cấp cho bé chất đạm và nhiều dưỡng chất quan trọng như kẽm, sắt, canxi… hỗ trợ cho hệ miễn dịch, sự ngon miệng và giúp trẻ phát triển cơ xương.Trái cây tươi, sữa chua, bông cải xanh, cà chua, rau gia vị (tía tô, kinh giới, thì là…) cũng đóng góp rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Sữa sẽ khiến trẻ ngủ ngon và sâu hơn nhờ chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi, tryptophan, taurin… có tác dụng ổn định thần kinh giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ

– Các thực phẩm cần hạn chế

Tránh cho bé uống trà, cà phê. Hạn chế cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán, nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên, thịt mỡ, xúc xích, đồ hộp, lạp xưởng… vì vừa khó tiêu, vừa nhiều năng lượng đòi hỏi phải cung cấp nhiều nước hơn để chuyển hóa. Hạn chế cho ăn nhiều đồ ngọt, kể cả kem, bánh, sữa đặc có đường…

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ lứa tuổi mầm non, phụ huynh và nhà trường cần đặc biệt chú ý trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, hạn chế cho trẻ ra đường lúc nắng nóng đỉnh điểm, bổ sung dinh dưỡng, giữ mát và bổ sung nước đầy đủ. Với những chia sẻ tới bố mẹ về kinh nghiệm bỏ túi chăm sóc trẻ em trong những ngày hè oi bức, chúc các bé yêu có một mùa hè thật ý nghĩa, vui tươi và thoải mái.

Người viết bài: Ánh Xuân (MGTCS)